Tôi tin rằng nhiều nhà lập trình web đã nghe nói về Server-Side Rendering (SSR) và Client-Side Rendering (CSR), nhưng đối với những người trong ngành tiếp thị kỹ số và SEO, có thể rấ khó để hiểu một cách sâu sắc về nó. Nó có thể ảnh hưởng đến trang web của chúng ta như thế nào? Trên thực tế, đây là 2 thứ bạn cần biết trước khi lập trình bất kỳ trang web nào. Nó đóng vai trò như cột sống của một trang web và quan trọng nhất, nó ảnh hưởng rất lớn đến SEO!
Do đó, bài viết này sẽ giải thích SSR và CSR là gì, chúng khác nhau như thế nào và giữa Client-Side với Server-Side Rendering, cái nào phù hợp hơn cho trang web của chúng ta.
Server-Side Rendering (SSR) là gì?
Trước tiên tôi phải nói rằng SSR và CSR là một phong cách lập trình ảnh hưởng đến kết xuất trên màn hình của người dùng. Vì thế, việc nên chọn cái nào sẽ phụ thuộc vào mục đích của trang web bởi vì cả hai định dạng đều có những ưu điểm và hạn chế khác nhau. Chúng tôi sẽ được giải thích trong phần sau.
Server-Side Rendering (SSR) là kết xuất (render) các trang web trên máy chủ thay vì trình duyệt. Hay nói một cách đơn giản, nó được hiển thị ở phía máy chủ. Việc hiển thị này sẽ diễn ra mỗi khi một yêu cầu được gửi đi (Request) từ trình duyệt của bạn, phía máy chủ của trang web sẽ thu thập dữ liệu trong cơ sở dữ liệu của nó và gửi dữ liệu đã render vào 1 HTML Template – (Là một tệp HTML đã được thiết kế sẵn với cấu trúc và thiết kế cơ bản, thường bao gồm các phần tử HTML cơ bản như tiêu đề, phần nội dung, chân trang, và có thể bao gồm cả CSS và JavaScript để tạo ra một trang web hoàn chỉnh)
Sau đó gửi lên trình duyệt cho client (hoặc user) xem, tức là dữ liệu gửi cho người dùng sẽ là dữ liệu đã được render rồi. Có thể hiển thị ngay lập tức nên việc viết các chương trình SSR sẽ giúp việc truy cập trang web của người dùng nhanh hơn so với CSR.
Client-Side Rendering (CSR) là gì?
Client-Side Rendering (CSR) sẽ ngược lại với SSR, tức là tất cả các trang sẽ được kết xuất (render) ở phía máy khách (hoặc người dùng).
Khi phía máy chủ nhận được yêu cầu từ phía người dùng, Máy chủ sẽ chỉ gửi khung hoặc HTML cơ bản của trang web cùng với các tệp JavaScript, nhưng sẽ không có bất kỳ nội dung nào.
Nội dung được phân phối ở định dạng REST JSON hoặc GraphQL phổ biến và do nó phải được kết xuất ở phía người dùng, điều này khiến trang web tải chậm hơn SSR. Bởi vì mọi trang đã được kết xuất kể từ khi phía máy chủ gửi tệp lần đầu tiên.
Nói một cách đơn giản, CSR là chế độ hiển thị mà trong đó trình duyệt sẽ xử lý các yêu cầu truy cập trang, chỉ sử dụng các tệp JavaScript để tạo nội dung HTML được hiển thị cho người dùng.
Ưu điểm và nhược điểm của SSR và CSR là gì?
Ưu điểm của SSR
- Trình duyệt có tất cả nội dung kể từ yêu cầu đầu tiên.
- Tốt cho SEO vì người dùng lẫn bot của của công cụ tìm kiếm có thể nhận được ngay thông tin nội dung HTML hoàn chỉnh.
- Dễ dàng trong việc viết mã
- Hoạt động theo cách tách biệt
- Trình duyệt không cần phải tải thêm thông tin khác, giúp tiết kiệm yêu cầu
- Người dùng có trải nghiệm tốt khi sử dụng trang web vì có thể tải nhanh.
Hạn chế của SSR
- Ngốn nhiều tài nguyên trên máy chủ hơn vì phải render HTML trên máy chủ và ứng dụng cần phải hoạt động liên tục để nhận yêu cầu
- Không thể sử dụng với một số thư viện/framework UI vì không có Window và Document để gọi trực tiếp
- Máy chủ có thể sụp nếu nhận quá nhiều yêu cầu.
Ưu điểm của CSR
- Dễ dàng trong việc viết mã
- Hiển thị từng trang web nhanh chóng (trừ lần yêu cầu đầu tiên)
- Hỗ trợ Static, có thể đặt tệp trực tiếp lên Static File Hosting, không cần phải chạy ứng dụng máy chủ
- Hỗ trợ Single Page Application
- Trang web có thể phản hồi với người dùng thường xuyên
- Tiết kiệm máy chủ vì không cần phải render HTML trên máy chủ
Nhược điểm của CSR
- Không hỗ trợ SEO tốt
- Sử dụng có độ phức tạp
- Nếu ứng dụng có kích thước lớn, sẽ mất thời gian tải lâu
- Lần đầu tiên, người dùng có thể gặp phải trang trống lâu nếu kết nối internet chậm.
SSR và CSR: Cái nào tốt hơn?
Từ những gì chúng ta đã thấy, cả SSR và CSR đều có ưu điểm và hạn chế riêng. Do đó, việc lựa chọn giữa hai phương pháp này phụ thuộc vào mục tiêu của trang web của bạn.
SSR, hay Server-Side Rendering, phù hợp với các trang web tập trung vào việc hiển thị nội dung, không nhấn mạnh vào việc tương tác với người dùng, vì mỗi lần tương tác sẽ làm cho máy chủ phải làm việc nặng nề, có thể dẫn đến sự cố máy chủ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn trang web tải nhanh, SSR là một lựa chọn không thể bỏ qua. Đặc biệt, nó hỗ trợ SEO tốt hơn CSR, vì thông tin mà Google Bot thu thập chính là thông tin mà người dùng thấy, đó là thông tin đã được render hoàn chỉnh, giúp thuật toán có thể crawl nhanh hơn. Vì vậy, nếu bạn muốn tập trung vào SEO, bạn chỉ có thể lập trình theo phong cách Server-Side Rendering.
Ngược lại, Client-Side Rendering, hay CSR, phù hợp với các trang web muốn tương tác với người dùng thường xuyên, cũng như muốn người dùng sử dụng trang web trong thời gian dài, vì nó hỗ trợ Single Page Application, giúp từng trang web tải nhanh hơn. Tuy nhiên, việc tải trang web khi truy cập lần đầu tiên sẽ chậm hơn SSR một chút, vì nội dung được gửi để hiển thị là thông tin chưa được render giống như SSR. Vì lý do này, CSR không thân thiện với SEO, vì Google Bot không thể thu thập thông tin ngay lập tức khi truy cập.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng trong thời gian gần đây, nhiều nhà phát triển web đã chuyển sang sử dụng CSR, vì nó hiện đại hơn và không cần phải tải toàn bộ HTML như SSR, điều này làm cho từng trang web tải chậm hơn và tương tác với người dùng ít hơn.
Kết luận
Vậy, giữa Client-Side và Server-Side Rendering, không thể nói chắc chắn 100% cái nào tốt hơn, vì điều này phụ thuộc vào những gì chủ sở hữu trang web muốn. Nếu bạn cần SEO, hãy chọn SSR trước. Nhưng nếu bạn muốn tập trung vào việc phản hồi từng trang web hoặc tạo Single Page Application, bạn nên chọn CSR. Nhưng hãy chắc chắn rằng bạn đã hiểu rõ ưu và nhược điểm của cả hai trước khi quyết định!
Nếu bạn là một doanh nghiệp không chuyên về phát triển web và không có đội ngũ chăm sóc phần này, Leading Digital Agency, một công ty marketing toàn diện, chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ doanh nghiệp của bạn một cách toàn diện. Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn ngay hôm nay!