Tại sao trang của tôi không hiển thị trong phần kết quả tìm kiếm?
Đối với một công ty thương mại điện tử, chẳng gì sánh bằng niềm vui khi thấy trang web của mình xuất hiện trên trang kết quả đầu tiên của công cụ tìm kiếm (SERP). Điều này chứng tỏ bạn có khách hàng tiềm năng tốt hơn đối thủ cạnh tranh và có nhiều cơ hội chuyển đổi hơn.Đáng tiếc, không phải mọi trang web kinh doanh đều thực hiện được điều đó.Bạn đã bao giờ thử tìm kiếm trang web của mình bằng truy vấn tìm kiếm không liên quan đến thương hiệu và tự hỏi tại sao trang web của mình lại không hiển thị chưa? Chúng tôi xin đưa ra một số lý do khiến trang web của bạn không xuất hiện trên danh sách hàng đầu của SERP.
#1. Trang web của bạn có trải nghiệm người dùng kém
Thu hút thị trường mục tiêu đến trang web của bạn là một nhiệm vụ khó khăn. Và giữ được chân họ còn khó hơn nhiều. Khách truy cập sẽ nhanh chóng rời khỏi trang web khi không tìm được thông tin cần thiết hoặc khi điều hướng trang web không thuận tiện. Điều này cho thấy trang web của bạn mang đến trải nghiệm người dùng kém.Một phần nguyên nhân của vấn đề này nằm ở thiết kế và cấu trúc trang web xấu. Giống như khách truy cập gặp khó khăn khi điều hướng trang web, các công cụ tìm kiếm cũng gặp khó khăn khi thu thập nội dung trên các trang web đó. Trải nghiệm người dùng tốt rất quan trọng để giúp các công cụ tìm kiếm hiểu trang web và nội dung trang rõ hơn nhằm xếp hạng các truy vấn tìm kiếm mà bạn đang hướng đến – tức là công cụ tìm kiếm sẽ loại trừ trang web của bạn nếu trang web không mang lại giá trị gì cho người truy cập.Để cải thiện trải nghiệm người dùng trên trang web, bạn cần nghiên cứu về thị hiếu của khách hàng. Một số khách hàng thích trang web có thiết kế tối giản trong khi có người lại thích thiết kế rực rỡ, bắt mắt. Cấu trúc trang web của bạn phải đơn giản để khách hàng có thể điều hướng giữa các trang web, thu thập thông tin và mua hàng một cách dễ dàng.Những giải pháp này có thể giúp giảm tỷ lệ thoát trang – tức tỷ lệ khách truy cập rời khỏi trang web sau khi xem một trang. Trải nghiệm người dùng tốt cũng tạo nên nhận diện thương hiệu – thị trường mục tiêu sẽ sẵn sàng tin tưởng bạn và các sản phẩm của bạn hơn.
#2. Trang web của bạn không được lập chỉ mục đúng cách (hoặc hoàn toàn không được lập chỉ mục)
Lập chỉ mục trang web là điều cần thiết để các công cụ tìm kiếm, ví dụ như Google, thu thập dữ liệu trang web của bạn. Các trang web không được thu thập dữ liệu sẽ không xuất hiện trên SERP.Nếu trang web của bạn mới được thành lập, Google sẽ dành một khoảng thời gian để kiểm tra và xác minh trang. Tuy nhiên, đối với các trang web đã thành lập từ lâu, các vấn đề như thẻ “no-index” (không lập chỉ mục) hoặc tệp “robot.txt” sẽ ngăn các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục trang web của bạn.Để giải quyết những vấn đề này, bạn có thể sử dụng các công cụ miễn phí có sẵn trực tuyến nhằm kiểm tra tình trạng chỉ mục của trang web. Bạn có thể gửi tệp sitemap.xml của mình theo cách thủ công tới Google Search Console (GSC) để Google có thể thu thập thông tin và lập chỉ mục trang web của bạn.
#3. Trang web của bạn đang bị phạt và bị gỡ khỏi tìm kiếm
Các công cụ tìm kiếm có một số nguyên tắc cần tuân thủ. Và bạn có thể bị phạt nếu vi phạm các điều khoản trong đó. Ví dụ, Google có thể xóa trang web vì các lý do sau:a. Deindexed (Bị loại bỏ chỉ mục): Một số vi phạm khiến miền của bạn bị xóa vĩnh viễn khỏi kết quả tìm kiếm.b. Penalised (Bị phạt): Trang web của bạn vẫn tồn tại nhưng bạn không thể trực tiếp tìm kiếm trang web đó. Điều này có thể xảy ra khi thuật toán mới được cập nhật hoặc do Kỹ sư chất lượng của Google thực hiện thủ công.c. Sandboxed (Hiện tượng Sandbox): Trang web của bạn đột ngột giảm lưu lượng truy cập.Khi đối mặt với những tình huống như vậy, bạn cần thiết kế lại trang web và làm theo hướng dẫn một cách chính xác. Bạn có thể kiểm tra GSC để xem lại các hình phạt áp dụng cho trang web của mình nhằm tìm ra giải pháp khắc phục phù hợp cho các vấn đề.
#4. Trang web của bạn chưa được tối ưu hóa SEO
Trang web của bạn phải được tối ưu hóa để có thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) đóng vai trò thiết yếu đối với khả năng hiển thị và xếp hạng trực tuyến của trang web.Dưới đây là một số cách để tăng SEO cho trang web của bạn:
- Cải thiện SEO on-page nhờ tối ưu hóa siêu dữ liệu, nội dung và URL bằng các từ khóa được nhắm mục tiêu
- Xây dựng backlink liên quan đến trang web của bạn như một chiến lược SEO off-page
- Đơn giản hóa cấu trúc của trang web để cải thiện trải nghiệm người dùng
Thật không dễ dàng để quản lý một chiến dịch SEO. Do đó, nhiều doanh nghiệp quyết định hợp tác với các công ty Digital Marketing để nhận được dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp trong các lĩnh vực này. Các công ty này sẽ nỗ lực để cải thiện hiệu suất trang web trên các công cụ tìm kiếm thông qua một chiến dịch nhắm mục tiêu đến nhu cầu kinh doanh của bạn.
#5. Nội dung trang web không hấp dẫn
Ngoài cung cấp cho thị trường mục tiêu một trang web hữu ích và thú vị, đừng quên đăng tải những nội dung chất lượng cao. Mặc dù tối ưu hóa nội dung bằng các từ khóa được nhắm mục tiêu là điều rất quan trọng, bạn cũng phải đảm bảo rằng nội dung trang web cung cấp đầy đủ đáp án cho các truy vấn và câu hỏi tìm kiếm. Các công cụ tìm kiếm như Google sẽ kiểm tra xem nội dung trang web của bạn có liên quan đến những gì người dùng đang tìm kiếm hay không.Khi tạo nội dung trang web, hãy đảm bảo nội dung luôn mới mẻ, được cập nhật thường xuyên và mang tính mô tả. Bạn có thể khai thác các xu hướng mới nhất trên thị trường hoặc tìm hiểu nội dung khách hàng đang tìm kiếm và cung cấp cho họ những thông tin họ cần. Về văn phong, tốt nhất nên viết rõ ràng và súc tích – bạn nên viết sao cho thị trường mục tiêu của bạn (và công cụ tìm kiếm) có thể dễ dàng hiểu được.
#6. Từ khóa của bạn quá rộng hoặc mang tính cạnh tranh cao
Chỉ sử dụng các từ khóa ngắn trên trang web sẽ không giúp ích cho SEO của bạn. Bạn cũng nên cân nhắc sử dụng từ khóa dài mang tính mô tả nhiều hơn để hướng tới mục đích tìm kiếm hẹp. Ví dụ: Thay vì “quần áo thoải mái”, bạn có thể sử dụng “quần áo mùa hè thoải mái cho phái nữ”.Các từ khóa ngắn quá cạnh tranh, vì vậy, chỉ dựa vào các từ khóa này không phải là điều lý tưởng. Các công ty khác có thể đã xếp hạng những từ khóa này và sẽ rất khó để chúng đạt được thứ hạng cao hơn trên không gian tìm kiếm. Sử dụng các từ khóa dài, đặc biệt nếu trang web của bạn mới được lập, có thể giúp tăng thêm lượt chuyển đổi từ những khách hàng đang tìm kiếm chính xác loại sản phẩm họ cần (tức là quần áo mùa hè cho phái nữ; phòng khách sạn có bình nóng lạnh và bữa sáng miễn phí, v.v.).Bạn có thể sử dụng một số công cụ nghiên cứu từ khóa, ví như Google’s Keyword Planner (Công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google) hoặc Keyword Tool (Công cụ từ khóa), để thu hẹp từ khóa thành các cụm từ thích hợp nhất để đưa vào trang web.
Tổng kết
Một trong những mục tiêu của chiến dịch digital marketing là để thị trường mục tiêu chú ý đến và truy cập vào trang web của bạn. Điều này sẽ không thể thực hiện được nếu trang web của bạn không xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.Đây là vấn đề thường gặp ở cả các trang web cũ và mới. Khi gặp vấn đề như vậy, hãy luôn kiểm tra tình trạng trang web của bạn và các cài đặt liên quan khác. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia nếu bạn không thể tự tìm ra giải pháp.