Schema markup có thể giúp thúc đẩy SEO cho trang web của bạn , cung cấp thêm dữ liệu cho các công cụ tìm kiếm cũng như các công cụ khác như các nền tảng truyền thông xã hội và bảng tri thức của Google.
Có một số cách để bạn có thể thêm schema vào trang web của mình, bằng cách cài đặt một plugin hoặc bằng cách thêm mã phù hợp theo cách thủ công.
Trong bài đăng này, chúng tôi sẽ giải thích cho bạn Schema markup là gì, cho bạn thấy một số lợi ích và cung cấp cho bạn một số ví dụ. Bạn cũng sẽ biết cách thêm Schema markup vào trang web WordPress của mình.
Schema markup là gì?
Schema markup là một loại siêu dữ liệu (được gọi là vi dữ liệu) được thêm vào trang web của bạn để cung cấp cho các công cụ tìm kiếm thêm thông tin về những gì đang xảy ra. Trước đây, chúng tôi đã sử dụng các thẻ HTML để cung cấp loại thông tin này cho các công cụ tìm kiếm.
Những thứ như thẻ tiêu đề , thẻ mô tả và meta keyword (không còn sử dụng) đều hữu ích để cho các công cụ tìm kiếm biết nội dung của một trang web.
Nhưng điều đó không cung cấp cho các công cụ tìm kiếm tất cả thông tin chúng cần để có thể hiểu đầy đủ nội dung về trang web của bạn và trang web sẽ phù hợp với ai. Và đó là nơi mà việc thêm Schema vào WordPress sẽ giúp bạn.
Schema markup là đoạn mã được thêm vào code HTML trong các trang trên website của bạn. Nó cung cấp cho các phần tử riêng lẻ các thuộc tính bổ sung, chẳng hạn như loại thông tin mà chúng bao gồm và bối cảnh là gì.
Vì vậy, ví dụ: bạn có thể đã từng thấy các dòng code tương tự thế này trên một trang nào đó:
<div itemscope itemtype ="http://schema.org/Movie"> <h1 itemprop="name">Avatar</h1> <span>Director: <span itemprop="director">James Cameron</span> (born August 16, 1954)</span> <span itemprop="genre">Science fiction</span> <a href="../movies/avatar-theatrical-trailer.html" itemprop="trailer">Trailer</a> </div>
Schema markup thêm một lớp dữ liệu bổ sung vào nội dung của bạn. Nó cho các công cụ tìm kiếm biết đây là nội dung về một tổ chức, một con người, một địa điểm hay thậm chí là một bộ phim.
Điều này có nghĩa là khi mọi người đang tìm kiếm những thứ đó, họ có nhiều khả năng nhận được một kết quả chính xác hơn. Schema không chỉ giúp cho các trang của bạn sẽ được tìm thấy trong kết quả tìm kiếm mà còn giúp bạn xuất hiện trong bảng tri thức trên Google và thông báo cho Google đâu là các tài khoản mạng xã hội của bạn và hỗ trợ tăng thứ hạng tìm kiếm của bạn.
Để mình chỉ cho bạn một số ví dụ về cách Schema markup có thể được sử dụng và loại thông tin mà nó cung cấp.
Lợi ích của việc thêm Schema markup vào trang web WordPress
Vì vậy, trước khi bắt đầu xem xét cách thêm Schema markup vào trang web WordPress của bạn, hãy xác định rõ những lợi ích.
Lợi ích lớn nhất chính là SEO. Bằng cách cung cấp thêm dữ liệu theo ngữ cảnh cho các công cụ tìm kiếm, bạn có nhiều khả năng trang đưa trang web WordPress của mình xếp hạng cao hơn trong SERPs. Điều đó có nghĩa là các chi tiết cụ thể được yêu cầu bởi các công cụ tìm kiếm có nhiều khả năng chính xác hơn và phản ánh nội dung thực sự của trang web của bạn.
Vì vậy, nếu bạn đang sở hữu một trang web, bạn có thể khai báo cho các công cụ tìm kiếm biết rằng trang web này đại diện cho bạn và bạn là ai thông qua các liên kết đến trang cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội. Nhờ đánh dấu Schema, công cụ tìm kiếm dễ dàng xác thực bạn là một thực thể có thật trên internet.
Mặt khác, nếu trang web của bạn đại diện cho một tổ chức, bạn sẽ nói với các công cụ tìm kiếm về lĩnh vực mà bạn đang hoạt động, vị trí địa lý, hồ sơ mạng xã hội của doanh nghiệp.
Ngoài ra còn có những lợi ích cho SEO khi bạn khai báo vị trí. Bạn có thể sử dụng Schema markup để cho các công cụ tìm kiếm biết trang web của bạn có trụ sở ở đâu hoặc tổ chức mà nó đại diện có trụ sở ở đâu. Nếu mọi người đang tìm kiếm một loại hình kinh doanh cụ thể trong khu vực của bạn, bạn sẽ nhận được thứ hạng cao hơn trên công cụ tìm kiếm.
Cũng như SEO, Schema markup sẽ giúp ích cho bảng tri thức trong Google. Bảng tri thức là các vùng thông tin được hiển thị ở bên phải kết quả tìm kiếm. Chúng liên quan đến các cụm từ tìm kiếm và sẽ đưa ra các thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.
Vì vậy, ví dụ: nếu tôi tìm kiếm Ngọc Trinh, một bảng tri thức sẽ xuất hiện bên tay phải cho tôi biết thêm về cô ấy.
Nếu bạn thêm Schema markup vào trang web WordPress của mình, Google sẽ biết liệu trang web của bạn đại diện cho một cá nhân hay tổ chức và loại nội dung trên các trang của bạn.
Nó có thể sử dụng điều đó để điền vào bảng tri thức của bạn và đảm bảo nó chứa nhiều thông tin hơn (và chính xác hơn) từ các nguồn khác nhau, chẳng hạn như các tài khoản mạng xã hội của bạn.
Schema markup cũng giúp hiển thịsitelinks và rich snippets trên SEPRs. Đây là khi danh sách công cụ tìm kiếm của bạn không chỉ bao gồm trang chủ mà còn có thêm thông tin như nội dung từ trang web của bạn hoặc danh sách các trang con trong trang web của bạn. Schema markup cung cấp thông tin giúp các công cụ tìm kiếm lấy ra thông tin đó và thêm nó vào SERPs của nó. Các kết quả tìm kiếm phong phú này đã được chứng minh là sẽ giúp tăng CTR cho trang web.
Schema markup cũng có thể giúp bạn liên kết trang web của mình với các tài khoản mạng xã hội. Một trong những mục vi dữ liệu mà bạn có thể đưa vào trang web của mình là liên kết đến các tài khoản mạng xã hội khác nhau bao gồm Facebook và Twitter . Điều này sẽ giúp các công cụ tìm kiếm sử dụng hai nguồn thông tin cùng nhau để cung cấp cho mọi người kết quả họ cần khi họ tìm kiếm điều gì đó về bạn.
Ví dụ về Schema markup
Vì vậy, bây giờ bạn biết tại sao bạn nên thêm Schema markup vào trang web WordPress của mình. Nhưng trước khi bạn có thể làm điều đó, bạn cần biết bạn có thể thêm loại đánh dấu nào và loại dữ liệu nào được hỗ trợ.
Có một danh sách đầy đủ các kiểu dữ liệu tại schema.org và những kiểu dữ liệu thường được sử dụng nhất là:
- Tác phẩm sáng tạo: CreativeWork, Book, Movie, MusicRecording, Recipe, TVSeries, v.v.
- Các đối tượng không phải văn bản: AudioObject, ImageObject, VideoObject.
- Sự kiện.
- Tổ chức.
- Con người.
- Địa điểm, Doanh nghiệp địa phương, Nhà hàng, v.v.
- Sản phẩm, Ưu đãi.
- Đánh giá.
- Podcast.
- Tuyển dụng.
- Đặt phòng.
Đây chỉ là một tập hợp nhỏ của các kiểu dữ liệu cấu trúc có sẵn: còn hàng trăm kiểu dữ liệu tương tự mà bạn có thể tìm được.
Phiên bản lược đồ 6.0 đã thêm các kiểu dữ liệu mới bao gồm MediaGallery, SportsEvent, FloorPlan và các thuộc tính bổ sung cho JobPosting.
Và gần đây là đánh dấu các sự kiện liên quan đến Coronavirus , Schema.org hiện cũng bao gồm các lược đồ cho các thông báo đặc biệt, Cơ sở kiểm tra Covid-19, v.v.
Lợi ích của việc đánh dấu Podcast với Schema markup
Khi ngày càng nhiều người trong chúng ta dựa vào trợ lý giọng nói như Amazon’s Echo hoặc Google Assistant, việc gắn cờ rằng nội dung của bạn là podcast ngày càng trở nên quan trọng. Trên thực tế, Google hiện bao gồm các nguồn âm thanh trong kết quả tìm kiếm và bắt đầu ưu tiên các định dạng âm thanh trong kết quả tìm kiếm trên các thiết bị sử dụng Android, trên các ứng dụng và trang chủ của nó.
Sử dụng Data Types
Giả sử trang web của bạn đại diện cho một nhà hàng. Để cho các công cụ tìm kiếm biết điều này, bạn nên sử dụng Schema markup, cụ thể là kiểu dữ liệu Tổ chức (Organization) và Nhà hàng (Restaurant), để thêm thông tin này vào các trang của bạn.
Bạn cũng có thể muốn thêm một trang vị trí và các trang cho các sự kiện mà bạn sắp tổ chức tại nhà hàng của mình, trong trường hợp đó, bạn sẽ sử dụng loại dữ liệu Sự kiện (Event) để cung cấp cho các công cụ tìm kiếm thêm thông tin về điều đó.
Chỉ với một ví dụ đơn giản như ví dụ này, bạn có thể thấy nhiều loại dữ liệu có thể liên quan đến một trang web hoặc trang cụ thể như thế nào.
Ở phần sau của bài đăng này, bạn sẽ thấy cách sử dụng plugin để thêm vi dữ liệu do schema.org cung cấp vào các trang khác nhau trên trang web WordPress của bạn.
Trước tiên, chúng ta hãy xem một số ví dụ thực tế về đánh dấu Schema đang hoạt động.
Ví dụ về Schema markup: Leading.vn
Trang web Leading.vn là một nơi tốt để bắt đầu.
Nếu chúng tôi thực hiện tìm kiếm Leading.vn, chúng tôi xuất hiện trên kết quả tìm kiếm không chỉ bao gồm liên kết đến trang web mà còn bao gồm các địa chỉ trị sở và một số trang thông tin liên quan đến thương hiệu của chúng tôi.
Nếu bạn bỏ trang web Leading vào công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc của Google , bạn sẽ thấy rằng có nhiều vi dữ liệu hơn được đưa vào trang web của chúng tôi.
Kiểm tra kết quả của công cụ kiểm tra dữ liệu cho thấy các kiểu dữ liệu Schema markup đang được sử dụng, một số kiểu đó là:
- @type: WebPage.
- Publisher @type: Organization.
- Nhà xuất bản sameAs: https://www.facebook.com/LeadingAgency/ (cũng có dữ liệu cho Instagram, Twitter và các kênh truyền thông xã hội khác).
- isPartOf name: Leading.vn.
Đây chỉ là một mẫu vi dữ liệu được cung cấp về Leading.vn. Bạn có thể tìm thấy phần còn lại tại công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc của Google .
Ví dụ về Schema markup: Yoast.com
Hãy xem một ví dụ khác về Schema markup được sử dụng trong một trang web. Tôi đã chọn Yoast vì plugin SEO của họ cũng có chức năng đánh dấu Schema markup.
Nếu bạn search Google cho từ khóa Yoast, bạn sẽ thấy được một số liên kết đến trang web, nhưng bạn cũng sẽ thấy bảng tri thức bao gồm thông tin về Yoast và về các tài khoản mạng xã hội của họ.
Nếu bạn chạy trang web Yoast thông qua công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc, bạn sẽ thấy rằng họ đang sử dụng đánh dấu dữ liệu có cấu trúc Schema để cung cấp thông tin này.
Schema markup chủ yếu được sử dụng bởi các tổ chức và các tổ chức công nghệ. Điều này là do, về mặt lịch sử, việc thêm Schema markup vào một trang web không dễ dàng.
Tuy nhiên, chủ sở hữu trang web WordPress sẽ dễ làm điều này hơn vì họ có thể sử dụng một plugin để thêm nó.
Hãy xem làm thế nào.
Cách thêm Schema markup vào trang web WordPress của bạn
Bạn có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để thêm đánh dấu schema.org. Hãy xem các cách dưới đây!
- Thêm Schema markup thông qua Theme của bạn
- Thêm Schema markup thông qua một plugin WordPress chuyên dụng
- Thêm Schema markup thông qua Plugin Yoast SEO
Thêm Schema markup thông qua Theme của bạn
Một cách để thêm Schema markup vào trang web WordPress của bạn là sử dụng theme có tích hợp chức năng thêm Schema markup. Nếu bạn tìm kiếm “schema” trên thư mục theme WordPress, bạn sẽ nhận được một số kết quả.
Chúng ta hãy xem qua một số theme đó.
The Schema
Theme The Schema miễn phí được thiết kế dành riêng cho SEO của bạn. Nó được tích hợp sẵn schema trong code và tuyên bố sẽ giúp tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm của bạn . Nó cũng được tích hợp nhiều tính năng nâng cao hiệu suất SEO khác.
Schema Lite
Các Schema Lite là phiên bản miễn phí của theme Schema premium. Nó không bao gồm tất cả các tính năng của theme cao cấp, nhưng đó là một cách tốt để dùng thử và xem liệu chủ đề có phù hợp với bạn hay không.
Schema
Theme Schema premium có thiết kế tương tự như Schema Lite, nhưng có nhiều tính năng nâng cao SEO hơn. Nó bao gồm một trang tùy chọn nơi bạn có thể thêm thông tin về trang web của mình, sau đó nó sẽ được thêm vào dưới dạng Schema markup.
Thêm Schema markup thông qua một plugin WordPress chuyên dụng
Đối với các trang web đã cài đặt theme và chạy ổn định, việc chuyển sang giao diện khác có thể gây tác động tiêu cực với SEO, vì vậy bạn không cần thay đổi theme của mình chỉ để làm Schema. Tin tốt là có những plugin bạn có thể sử dụng để thêm Schema markup vào trang web WordPress của mình.
Chúng ta hãy xem xét một số tùy chọn.
Plugin Schema
Schema Plugin giúp bạn dễ dàng thêm Schema markup vào WordPress. Nó có một số tính năng hữu ích như tùy chọn các loại lược đồ khác nhau được chia theo từng loại mỗi danh mục hoặc mỗi bài đăng và nó tương thích với các loại bài đăng tùy chỉnh. Nó cũng sẽ hoạt động với các plugin đã cài đặt khác, bao gồm cả các plugin SEO để bổ sung thêm các schema mà bạn còn đang thiếu.
Plugin này sử dụng JSON-LD (một định dạng Dữ liệu Được Liên Kết nhẹ hơn), đây là định dạng được Google khuyến nghị và cũng được Bing hỗ trợ. Lưu ý rằng schema review không được bao gồm trong plugin Schema cốt lõi. Tuy nhiên, có nhiên plugin Schema Review miễn phí sẽ bổ sung khả năng này.
Hãy tìm hiểu cách cài đặt và thiết lập plugin Schema.
Cài đặt nó theo cách thông thường bằng cách đi tới Plugins > Thêm mới và tìm kiếm Schema . Nhấp vào Cài đặt và sau đó Kích hoạt .
Khi plugin được cài đặt và kích hoạt, hãy đi tới Schema > Settings để bắt đầu thêm Schema markup vào trang web của bạn. Điền thông tin cơ bản, chẳng hạn như vị trí của các trang Giới thiệu và Liên hệ của bạn, cùng với việc thêm logo trang web.
Sau đó, nhấp vào nút Quick Configuration Wizard để bắt đầu thiết lập mọi thứ.
Làm việc thông qua trình hướng dẫn, cung cấp thông tin về trang web và hồ sơ mạng xã hội của bạn, sau đó nhấp vào nút ở cuối để chỉnh sửa các loại bài đăng tùy chỉnh của bạn.
Thêm bất kỳ loại bài đăng tùy chỉnh có trong trang web của bạn vào danh sách bằng cách nhấp vào nút Add New và điền vào các chi tiết. Bạn cũng có thể thêm Schema markup vào các danh mục. Kiểm tra tài liệu plugin để biết thêm một số khả năng sử dụng nâng cao.
Nếu bạn muốn tinh chỉnh thêm cài đặt của mình, hãy chuyển đến tab Setting . Bạn cũng có thể thêm tiện ích mở rộng bằng cách đi tới Schema > Extensions. Tại đây, bạn có thể thêm các plugin bổ sung cho WooCommerce,v.v. Bạn cũng có thể cài đặt phiên bản cao cấp của plugin Schema bao gồm các tính năng bổ sung sau:
- Chọn nơi xuất đánh dấu schema.org.
- Nén scripts.
- Thêm liên kết vào thanh công cụ quản trị của bạn để kiểm tra đánh dấu schema.org.
- Bật hướng dẫn cho Thuộc tính – Properties .
- Thêm đánh dấu schema.org cho lưu trữ bài đăng và tag.
Nếu bạn cần Schema markup nâng cao trên trang web của mình, bạn có thể thấy xứng đáng khi trả thêm tiền.
Plugin Schema Pro
Một plugin cao cấp thay thế sẽ thêm đánh dấu Schema nâng cao vào trang web WordPress của bạn là plugin Schema Pro .
Các tính năng của nó bao gồm:
- Hỗ trợ nhiều loại dữ liệu.
- Tự động hóa hoàn toàn để dữ liệu schema được thêm vào các bài đăng, trang mới và trang hiện có.
- Hỗ trợ các loại custom post types, taxonomies, và archives..
- Hỗ trợ trường tùy chỉnh.
- Khả năng mở rộng nó và thêm nhiều đánh dấu.
Các plugin thay thế
Schema và Schema Pro không phải là plugin duy nhất sẽ thêm đánh dấu schema.org vào trang web của bạn. Những plugin khác bạn có thể sử dụng để thay thế bao gồm:
- WordLift AI powered SEO
- WP SEO Structured Data Schema
- All In One Schema Rich Snippets
- Schema and Structured Data for WP & AMP
- WPSSO Schema JSON-LD Markup
- Markup (JSON-LD) structured in schema.org
- Schema App Structured Data
- SEOPress
- WP Review (thêm đánh dấu Schema dành riêng cho các bài đánh giá).
Thêm Schema markup thông qua Plugin Yoast SEO
Nếu bạn đã sử dụng plugin Yoast SEO trên trang web WordPress của mình, thì tin tốt là bạn có thể sử dụng plugin này để thêm đánh dấu Schema. Tuy nó không thêm nhiều đánh dấu như một số plugin cao cấp được liệt kê ở trên và không phải plugin tốt nhất cho Schema markup, nhưng bạn không cần phải cài đặt và định cấu hình một plugin bổ sung.
Chúng ta hãy xem cách này hoạt động như thế nào.
Khi bạn cài đặt Yoast lần đầu tiên, bạn sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin như thực thể mà trang web đại diện và các liên kết truyền thông xã hội. Đây là một phần của việc thêm Schema markup vào trang web WordPress của bạn thông qua Yoast SEO.
Đầu tiên, bạn sẽ được hỏi loại tổ chức mà trang web đại diện.
Sau đó, bạn sẽ được hỏi tên của cá nhân hoặc tổ chức. Nếu là tổ chức, bạn cũng cần tải lên logo. Trong ảnh chụp màn hình bên dưới, tôi đã chọn cá nhân làm người mà trang web đại diện. Nếu bạn cần thay đổi thông tin chi tiết về người đó, bạn thực hiện điều đó qua trang hồ sơ của họ.
Nếu trang web của bạn đại diện cho một người không có tài khoản người dùng, bạn có hai lựa chọn. Chọn tùy chọn Organization và điền vào các chi tiết như thể một người là một tổ chức hoặc thiết lập tài khoản người dùng với địa chỉ email là của bạn để khách hàng của bạn sẽ không phải nhận email từ hệ thống.
Nếu bạn cần cập nhật loại thực thể mà trang web của bạn đại diện bất kỳ lúc nào, hãy chuyển đến SEO > Search Appearance và chọn tab General . Cuộn xuống phần Knowledge Graph & Schema.org và điền các chi tiết chính xác vào đó.
Nếu trang web của bạn đại diện cho một cá nhân, bạn có thể chọn Person từ danh sách thả xuống và plugin sẽ lấy thông tin về người dùng đó từ hồ sơ người dùng của họ. Vì vậy, nếu đó là bạn, hãy đảm bảo bạn điền vào hồ sơ người dùng của mình thông tin chi tiết về tên và liên kết các tài khoản mạng xã hội của bạn.
Nếu trang web đại diện cho một tổ chức hoặc một người không có tài khoản người dùng, bạn có thể chỉ cần nhập thông tin về người hoặc tổ chức đó thay vì chọn một người dùng. Để làm điều này, hãy chuyển đếnSEO > Social .
Khi bạn đã thiết lập loại trang web, Yoast sẽ tự động thêm các loại dữ liệu và Schema markup vào trang web WordPress của bạn.
Ví dụ về cách Yoast thêm Schema markup vào trang web WordPress của bạn bao gồm:
- Đồ thị thực thể đầy đủ , dựa trên các loại nội dung trong trang web của bạn và cài đặt cho loại trang web. Đây là danh sách các thực thể và loại nội dung trong trang web của bạn, như được hiển thị khi bạn kiểm tra trong Công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc của Google.
- Đánh dấu các bài đăng và trang đơn lẻ với các kiểu dữ liệu Bài viết và Tác giả.
- Đánh dấu các trang lưu trữ bằng kiểu dữ liệu thích hợp, ví dụ: CollectionPage để phân loại và lưu trữ ngày tháng và ProfilePage cho lưu trữ tác giả.
- Đánh dấu kết quả tìm kiếm là SearchResultsPage.
Một tính năng thú vị khác là Yoast Structured Data Blocks. Bạn có thể sử dụng những thứ này để thêm schema Câu hỏi thường gặp , Hướng dẫn vào bài đăng hoặc trang của mình và Schema markup có liên quan sẽ được sử dụng để cho các công cụ tìm kiếm biết chúng là gì.
Bạn cũng có thể thêm Schema markup bổ sung với Yoast add-on, chẳng hạn như các loại dữ liệu vị trí với Local SEO add-on và dữ liệu Tin tức với News SEO add-on .
Cách thêm Schema markup cho WooCommerce
Nếu bạn đang chạy một trang web bằng WooCommerce, bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích khi triển khai Schema markup. Nếu các công cụ tìm kiếm hoàn toàn hiểu được cửa hàng của bạn bán gì và thị trường chính của nó ở đâu, thì nhiều khả năng họ sẽ hiển thị cửa hàng của bạn cho loại khách bạn muốn. Vì vậy, bạn nên thêm đánh dấu Schema vào cửa hàng WooCommerce của mình để nâng cao SEO.
Tại sao lại cần thêm Schema markup vào Cửa hàng online của bạn?
Việc thêm Schema markup vào cửa hàng của bạn sẽ cho công cụ tìm kiếm biết về hai điều quan trọng.
Đầu tiên là thương hiệu: Loại Tổ chức và các ngành hàng phụ của schema sẽ cho các công cụ tìm kiếm biết trang web này là loại cửa hàng nào và bán các sản phẩm thuộc lĩnh vực nào. Bạn cũng có thể sử dụng các loại dữ liệu cho các doanh nghiệp địa phương để thu hút tùy các truy vấn tìm kiếm địa phương.
Bạn cũng có thể sử dụng Schema markup để đánh dấu các loại bài đăng blog của mình. Bằng cách này, các công cụ tìm kiếm biết rằng bạn đang bán sản phẩm. Điều này tối đa hóa cơ hội xuất hiện trong mục Mua sắm của SERPs.
Thêm Schema markup vào WooCommerce Stores thông qua Plugin WordPress chuyên dụng
Có một số plugin cho phép bạn thêm Schema markup vào cửa hàng WooCommerce của mình :
- Yoast WooCommerce SEO là một bản premium của Yoast cho phép bạn thêm Schema markup cửa hàng của mình vì plugin Yoast bản miễn phí sẽ chỉ cho phép bạn sử dụng trên một trang web thông thường.
- E-commerce SEO by WordLift thêm dữ liệu có cấu trúc và đánh dấu sản phẩm mở rộng để giúp sản phẩm của bạn có cơ hội hiển thị nhiều hơn trong danh sách bán lẻ của Google.
- WPSSO Core (Premium) với các dữ liệu đánh dấu thương mại điện tử cho các cửa hàng WooCommerce. Nó có cấu trúc phí dựa trên số lượng cài đặt WordPress mà bạn đang chạy.
- Schema WooCommerce là một ứng dụng mở rộng của WooCommerce cho plugin schema mà chúng ta đã xem ở trên, nó sẽ thêm đánh dấu Schema có liên quan vào cửa hàng thương mại điện tử của bạn.
Cách thêm Schema markup vào WordPress theo cách thủ công
Tùy chọn cuối cùng để thêm Schema markup vào trang web WordPress của bạn là thực hiện theo cách thủ công, không có plugin. Điều này có lợi ích là không gây thừa code nhưng sẽ mất nhiều công việc hơn.
Bạn có thể làm điều này bằng cách chỉnh sửa trong giao diện theme.
Vì vậy, ví dụ: nếu bạn có tệp loop-single.php để xuất các bài đăng đơn lẻ, tệp đó có thể chứa đoạn code như sau:
<article id="post-<?php the_ID(); ?>" <?php post_class(); ?>> <h2 class="entry-title"><?php the_title(); ?></h2> <?php if ( has_post_thumbnail() ) { ?> <?php the_post_thumbnail( medium, array( 'class' => 'left', 'alt' => get_the_title() ) ); ?> <?php } ?> <section class="entry-content"> <?php the_content(); ?> </section><!-- .entry-content --> </article>
Bạn có thể chỉnh sửa mã đó để bao gồm Schema markup, như sau:
<article itemscope itemtype ="http://schema.org/Article" id="post-<?php the_ID(); ?>" <?php post_class(); ?>> <h2 itemprop="name" class="entry-title"><?php the_title(); ?></h2> <?php if ( has_post_thumbnail() ) { ?> <?php the_post_thumbnail( medium, array( 'class' => 'left', 'alt' => get_the_title() ) ); ?> <?php } ?> <section itemprop=”articleBody”>class="entry-content"> <?php the_content(); ?> </section><!-- .entry-content --> </article>
Bạn có thể thêm vào nhiều hơn như hình ảnh nổi bật và bất kỳ siêu dữ liệu nào. Tìm hiểu loại mục và thuộc tính nào áp dụng cho nội dung của bạn trên trang web Schema.org .
Sau đó, bạn cần thêm đánh dấu có liên quan vào từng tệp mẫu hoặc bao gồm các tệp trong chủ đề của bạn, bao gồm cả tệp header.php của bạn.
Khi bạn đã hoàn thành việc đó, nó sẽ tự động được thêm vào mỗi trang bằng cách sử dụng tệp mẫu đó. Bạn có thể thấy mình cần thêm tệp mẫu bổ sung cho các loại bài đăng đang sử dụng tệp cao hơn trong hệ thống phân cấp, điều này chỉ là sao chép và đổi tên các tệp hiện có, sau đó thêm Schema markup.
Kiểm tra Schema markup của bạn
Khi bạn đã thêm Schema vào trang web WordPress của mình hãy kiểm tra lại xe có báo lỗi gì không hoặc có thể trước khi bạn làm điều đó, bạn nên backup lại trang web và kiểm tra trước khi thêm vào.
Sử dụng Công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc của Google .
Mở công cụ trong trình duyệt web của bạn và nhập URL. Một số plugin sẽ cung cấp cho bạn một nút liên kết đến trang này ngay từ bảng điều khiển WordPress.
Công cụ kiểm tra của Google sẽ cho biết phần nào của Schema markup đang có trong trang web của bạn và khía cạnh nào bị thiếu. Nếu có bất kỳ phần nào bị thiếu mà bạn cho rằng mình cần, bạn có thể quay lại và chỉnh sửa cài đặt plugin của mình hoặc thêm phần đánh dấu bị thiếu theo cách thủ công.
Kết luận
Thêm đánh dấu Schema vào trang web WordPress của bạn sẽ giúp bạn tăng hiệu suất SEO vì nó sẽ cho các công cụ tìm kiếm biết thêm về trang web của bạn và bối cảnh nó tồn tại. Hiển thị thông tin có liên quan về công ty của bạn trực tiếp trên trang của công cụ tìm kiếm có thể tạo nên sự khác biệt.
Theo quan sát của tôi, hầu hết các trang web tại Việt Nam chưa sử dụng Schema markup, vì vậy nếu bạn dành một khoảng thời gian ngắn để thêm nó, bạn sẽ ngay lập tức dẫn trước đối thủ cạnh tranh của mình. Bạn có thể làm điều đó theo cách thủ công, sử dụng plugin SEO như Yoast hoặc cài đặt plugin tạo schema chuyên dụng trên trang web của bạn.
Bạn có đang tận dụng hết sức mạnh Schema markup trên trang web của mình chưa? Hãy cho chúng tôi biết trong phần bình luận!
Nếu bạn thích bài viết này, thì bạn sẽ thích các gói dịch vụ SEO chuyên nghiệp của chúng tôi. Bứt phá traffic của bạn và nhận hỗ trợ 24/7 từ đội ngũ SEO nhiều kinh nghiệm của chúng tôi. Các chiến lược Digital Marketing của chúng tôi luôn tập trung vào việc tối ưu hóa dựa trên dữ liệu và hiệu suất. Hãy để chúng tôi cho bạn thấy sự khác biệt khi làm việc với Leading Digital! Liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi.
thx good service