SEO dựa trên Entity (thực thể) là một lĩnh vực mới có khả năng phát triển các phương pháp tiếp cận vững chắc, bao gồm: lý thuyết, kỹ thuật và các công cụ sử dụng Entity để tối ưu hóa trang web của bạn.
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu rõ về Entity là gì? Đối với các chuyên gia, Entity vẫn là một thuật ngữ khá khó hiểu. Các doanh nghiệp xây dựng một chiến lược SEO bền vững và sử dụng chúng như thế nào để cải thiện hiệu suất trang web?
Leading sẽ chỉ rõ những lý do bạn cần sử dụng các Entity để hỗ trợ việc làm SEO tốt hơn, củng cố kiến trúc trang web cũng như cải thiện lưu lượng truy cập.
Tất cả giải đáp trong bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về:
- SEO Entity là gì?
- Google sử dụng các Entity như thế nào?
- Cách sử dụng các Entity để cải thiện SEO
SEO Entity là gì?
SEO được viết tắt từ Search Engine Optimization – những thủ thuật giúp tăng số lượng và cải thiện chất lượng traffic vào website thông qua các kết quả không phải trả tiền của công cụ tìm kiếm.
Hầu hết các SEOer hiện nay chỉ tập trung chính vào các từ khóa để tăng lượng truy cập.
SEO Entity là việc tập trung vào các Entity (thực thể) hơn là các từ khóa. Nói thì đơn giản, nhưng đòi hỏi một sự thay đổi tư duy sâu sắc.
Keyword (Từ khóa) là gì?
Trong SEO, một từ khóa được tạo bởi một hoặc nhiều từ – được người dùng nhập trên các thanh tìm kiếm của công cụ Google hoặc Bing.
Hiện nay, khái niệm từ khóa đã trở thành tiêu chí quan trọng của các chiến lược tham chiếu tự nhiên – ảnh hưởng đến thứ hạng website trên kết quả tìm kiếm.
Từ khóa có hai đặc điểm cơ bản:
- Chúng mang theo sự mơ hồ: Một từ khóa có thể đề cập đến nhiều chủ đề khác nhau. Ví dụ: Từ khóa “Cookie” có thể đề cập đến một loại bánh quy phổ biến hoặc là thông tin được gửi bởi web server khi một trang tải.
- Một từ khóa chỉ dành riêng cho một ngôn ngữ: Từ khóa “machine à laver” trong tiếng Pháp tương ứng với: “máy giặt” trong tiếng Anh hoặc “lavadora” trong tiếng Tây Ban Nha.
Entity là gì?
Entity là một thực thể hoặc chính xác hơn là Named Entity (Thực thể được đặt tên) – dùng để chỉ định một vấn đề hoặc khái niệm duy nhất đã được xác định rõ ràng và liên kết với một Sơ đồ tri thức (Knowledge graph).
Khác với một từ khóa (tập hợp các chữ cái cụ thể của một ngôn ngữ) – Entity mang ý nghĩa độc lập với các từ khóa đồng nghĩa và ngôn ngữ chỉ định nó.
Trong thế giới SEO, một Entity có thể liên quan đến bất kỳ chủ đề nào được liên kết với các Chính xác hơn, trong thế giới SEO, một thực thể liên quan đến bất kỳ chủ đề nào có thể được liên kết với các Sơ đồ tri thức, còn gọi là là Google Knowledge Graph.
Chúng ta đều biết rằng, Wikipedia giống như một địa điểm hoạt động đáng tin cậy chính cho Knowledge graph. Hiểu đơn giản hơn: Entity là bất kỳ chủ đề nào có thể được gắn vào trang Wikipedia (trừ các trang phân loại hoặc danh mục).
Ví dụ:
Loại Entity | Từ đồng nghĩa của từ khóa | Entity tương ứng |
Người | Trump | Donald trump |
Vị trí | Paris | Paris, Pháp |
Tổ chức | Alphabet | Alphabet Inc |
Sự kiện | CES | Hội chợ Điện tử Tiêu dùng |
Khái niệm / Điều | SEO | Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm |
Để tối ưu hóa SEO Onpage, bạn chỉ nên tập trung sử dụng các Entity cơ bản có thể giúp công cụ tìm kiếm hiểu được ý nghĩa nội dung trên website.
Lưu ý: Có nhiều loại Entity khác như: bạn, thương hiệu của bạn, công ty của bạn… Mặc dù không xuất hiện trên trang Wikipedia, nhưng có thể được liên kết với Sơ đồ tri thức khác như: Google My Business hoặc Linkedin. Tuy nhiên, tối ưu hóa các Entity này sẽ giúp cải thiện danh tiếng doanh nghiệp chứ không phải về SEO.
Các lỗi phổ biến liên quan đến Entity
Có rất nhiều lỗi trên web về các Entity trong SEO để bạn có thể loại bỏ bất kỳ sự nhầm lẫn nào tại đây.
Các lỗi thường gặp trong tài liệu SEO
Leading sẽ lấy một ví dụ về: Bài viết này của Search Engine Watch về việc tối ưu hóa nội dung bằng cách sử dụng các Entity.
Tác giả gợi ý rằng “cầu thủ”, “giày bóng rổ tốt nhất” và “bóng rổ” là các Entity được Google phát hiện trong quá trình phân tích dữ liệu về bóng rổ.
Những sai lầm được thực hiện ở đây là gì? Giày bóng rổ tốt nhất chắc chắn không đề cập đến một Entity, vì không có trang Wikipedia về chủ đề này.
Giày bóng rổ cũng không phải là một Entity – mà là một từ khóa đồng nghĩa đề cập đến Giày thể thao.
Ngay cả từ Nike đề cập đến thực thể Nike, Inc – Entity này được phát hiện nhanh chóng bởi Google NLP và tạo ra một từ đồng nghĩa: Sử dụng chữ “Nike” nhưng được liên kết đến các trang Wikipedia của thực thể Nike, Inc.
Điều bạn cần ghi nhớ: Google chỉ liệt kê các từ khóa trong giao diện ngôn ngữ API Interface của mình. Trong đó, những Entity nào tương ứng với các liên kết Wikipedia sẽ tự động liên kết với mỗi từ.
Các lỗi khác
Wikipedia đã đưa ra một ví dụ liên quan đến các thực thể được đặt tên cũng khiến nhiều người nhầm lẫn: “… Hãy xem xét Trump là tổng thống của Hoa Kỳ”.
- Cả Trump và Hoa Kỳ đều được đặt tên là các Entity vì chúng đề cập đến các đối tượng cụ thể (Donald Trump và Hoa Kỳ).
- Tuy nhiên, tổng thống không phải là một thực thể được đặt tên vì nó có thể được dùng để chỉ nhiều vật thể khác nhau trong các thế giới khác nhau.
Tuyên bố này sai vì những lý do sau:
- Trump là một từ khóa đồng nghĩa với thực thể Donald Trump (và do đó từ Trump không phải là một thực thể – tùy vào từng ngữ cảnh, Trump có thể được hiểu là Trò chơi bài trong tiếng Anh.
- President là một từ khóa đồng nghĩa với thực thể Tổng thống Hoa Kỳ, được xác định trong Google Knowledge Graph “ID / m / 060d2. Và có thể phân biệt dễ dàng dựa trên ngữ cảnh của câu.
Tóm lại: Trong ví dụ này của Wikipedia – đã ám chỉ 3 Entity: Donald Trump, Tổng thống Hoa Kỳ và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Thuật ngữ nào được Google sử dụng: Entity, Topic (chủ đề) hay cả hai?
Nhìn vào hình minh họa bên dưới, Google đã sử dụng các Entity trong hầu hết các dịch vụ web của mình gồm: Google Search, Google Discover, Google News và Google Trends.
Mặc khác, Google hầu như không bao giờ sử dụng thuật ngữ Entity, thay vào đó sẽ ưu tiên thuật ngữ Chủ đề bằng tiếng Anh hoặc Pháp.
- Tất cả “Chủ đề” được đề cập lại chính là Thực thể.
Google sử dụng các Entity như thế nào?
Đầu tiên, chúng ta sẽ cần quan tâm đến câu hỏi: TẠI SAO?
- Tại sao các Entity ngày nay được xem là trung tâm của các dịch vụ và thuật toán Google?
- Tại sao Entity đang dần thay thế các từ khóa?
Một lý do là hiển nhiên: Nếu Google sử dụng Entity – thì các thực thể này phải liên kết đến tất cả thông tin trên toàn thế giới, bất kể ngôn ngữ sử dụng.
- Các Entity có thể hiểu được ý nghĩa của mọi thông tin và mối quan tâm của người dùng trực tuyến.
- Bằng cách phát hiện các Entity có trong các website, Google sẽ liên kết các trang có mối liên quan – cùng nói về một chủ đề bằng các ngôn ngữ khác nhau.
Google cung cấp các dịch vụ sử dụng Entity nào?
Trong bài viết: “Helping you along your Search journeys” vào năm 2018 – Google đã tuyên bố phát hiện và lập chỉ mục các thực thể có trong tất cả trang web, với nhiều ứng dụng chính.
Chúng ta sẽ thấy rằng, Google đã sử dụng các Entity để diễn giải / phân loại các trang web, thiết lập mối quan hệ giữa các Entity và cung cấp câu trả lời tốt nhất cho những truy vấn từ người dùng trực tuyến.
Sơ đồ tri thức (Knowledge Graph)
Theo báo cáo của Google: Sơ đồ tri thức được Google Search sử dụng để người dùng có thể tìm kiếm / khám phá thông tin nhanh hơn.
Sơ đồ tri thức này chứa hầu hết các thực thể trong thế giới thực như con người, địa điểm và đồ vật được cập nhật mới mỗi đêm.
Việc sử dụng Sơ đồ tri thức giúp Google có thể:
- Trình bày Bảng tri thức cho các Entity được người dùng Internet tìm kiếm.
- Tinh chỉnh kết quả của các dịch vụ khác dựa trên sở thích của người dùng
Google Search (Google Tìm kiếm)
Việc sử dụng các Entity cho phép Google cá nhân hóa các kết quả tìm kiếm dựa trên lợi ích của người dùng và lịch sử tìm kiếm của Google.
Không cần đoán trước về các bản cập nhật thuật toán mới của Google, nhiều người đã tập trung vào các Entity sau:
- Google Hummingbird: Với phiên bản này, Google đã thay đổi phương thức xử lý các truy vấn của người dùng Internet từ cách tiếp cận dựa trên từ khóa (chuỗi) sang cách tiếp cận dựa trên thực thể (sự vật).
- Google Rankbrain: Giúp Google phản hồi các truy vấn chưa từng gặp trước đây tốt nhờ việc sử dụng các Entity và một lớp trí tuệ nhân tạo.
- Google BERT: Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) để hiểu các truy vấn tìm kiếm, diễn giải văn bản trên các trang web để xác định các thực thể và mối quan hệ liên kết của chúng.
=> Nhờ vào những cải tiến liên tiếp này, Google có thể định dạng tất cả yêu cầu của người dùng Internet cũng như nội dung của các trang Web.
- Ngày nay, các đề xuất tìm kiếm do Google cung cấp cũng bao gồm các đề xuất thực thể.
Google Discover (Google Khám phá)
Tất cả kết quả được cung cấp bởi Google Discover đều dựa trên sở thích của người dùng – cũng tức là các Entity có trong các trang web mà họ sử dụng.
Từ các trang này, Google xây dựng “Topic Layer (Lớp chủ đề)“ – nghĩa là biểu đồ về sở thích của từng người dùng.
Bất cứ khi nào một bài báo mới được xuất bản trên web có liên quan đến lĩnh vực của người dùng – Google sẽ đề xuất bài viết đó cho họ.
Google Trends (Google Xu hướng)
Google cung cấp 2 nghiên cứu về công cụ xu hướng gồm:
- Tìm kiếm theo “cụm từ tìm kiếm”, tức là theo từ khóa.
- Tìm kiếm theo “chủ đề”, tức là theo thực thể.
Ví dụ về Entity / m / 060d2 mà Leading đã chia sẻ ở trên, bạn có thể truy cập vào link URL: https://trends.google.com/trends/explore?geo=US&q=%2Fm%2F060d2
Google phát hiện các Entity như thế nào?
Leading đã thực hiện một nghiên cứu về InLinks dựa trên các báo cáo của Ngành thấy rằng: Google chỉ có thể phát hiện khoảng 20% Entity có trong một văn bản.
=> Kết quả này đạt được khi sử dụng Google NLP API.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thì API của Google không phát hiện được các thực thể chính trong các bài viết mà nó cung cấp trên Google Discover.
Thông qua đó, chúng ta có thể nhận định: Google phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để xác định các Entity hiện diện trên một trang:
- Thuật toán NLP: Chức năng tương tự như API có thể phát hiện gần như tất cả yếu tố về con người, vị trí và tổ chức. Nhưng rất ít các sự vật hay khái niệm.
- Các yếu tố Offpage: Chẳng hạn là các thực thể được phát hiện trong các trang khác của website – đang hoạt động như các Entity theo ngữ cảnh và cho phép thêm một bước xác định.
- Các yếu tố Onpage: Chẳng hạn như đánh dấu Schema.org để chỉ định rõ ràng các thực thể có trong trang.
Cách sử dụng các Entity để cải thiện SEO
Vì sao cần Lập chỉ mục Entity cho Chiến lược SEO của bạn?
Bất kỳ SEOer và chủ sở hữu trang web nào đều biết rõ tầm quan trọng của việc lập chỉ mục các trang đối với các công cụ tìm kiếm.
Việc lập chỉ mục URL của một trang web chỉ là bước đầu tiên. Giờ đây, điều cần thiết nhất là hiểu được việc cách Google đánh giá và diễn giải nội dung trên website.
Như Leading Digital cũng đã chia sẻ ở trên, Entity đã dần trở thành yếu tố trung tâm trong chiến lược lập chỉ mục của Google: Mỗi trang sẽ được Googlebot lập chỉ mục => được phân tích để trích xuất và lập chỉ mục các thực thể có trong văn bản.
Việc lập chỉ mục các Entity mang lại nhiều lợi ích cho Google:
- Hiểu được ý nghĩa của các nội dung đã xuất bản trên trang.
- Thiết lập liên kết giữa các trang.
- Hiểu rõ yêu cầu của người dùng và định dạng lại chúng nếu cần thiết.
- Lập bản đồ các khu vực quan tâm nhằm cải thiện kết quả tìm kiếm và đề xuất nội dung phù hợp.
Google hiện sử dụng các Entity trong hầu hết các dịch vụ của mình. Vì vậy, điều cơ bản là phải biết cách Google lập chỉ mục các Entity của một trang web và đưa ra giải pháp khắc phục tốt nhất nếu nó được chứng minh là không đủ điều kiện.
Đo lường Trạng thái lập chỉ mục của các Entity trên website?
Để có thể đo lường trạng thái lập chỉ mục của các Entity trên một trang web, bạn cần sử dụng 2 công cụ:
- API phân tích ngôn ngữ tự nhiên của Google (có sẵn TẠI ĐÂY).
- Một API tham chiếu, cho phép xác định tất cả các thực thể có trong một văn bản.
API của Google, có một số đặc điểm thú vị đáng lưu ý:
- API này hoạt động mạnh mẽ để phát hiện con người, công ty, vị trí và điểm yêu thích có thể được tìm thấy trong một văn bản. Đối với những loại thực thể này, tỷ lệ phát hiện của nó là gần 100%. API cũng rất tốt trong việc phát hiện một số loại sản phẩm, chẳng hạn như mô hình xe hơi, phim hoặc chương trình truyền hình.
- Tuy nhiên, API cũng gặp khó khăn trong việc phát hiện chính xác những Entity liên quan đến các đối tượng và khái niệm, được thể hiện dưới dạng tên thông thường.
- Google cũng cho biết: API hoạt động trên cùng một công nghệ được sử dụng trong thuật toán tìm kiếm của nó.
Tổng quan về Hiệu suất API NLP của Google
Một vài tóm tắt về các báo cáo nghiên cứu khả năng phát hiện Entity của Google như sau:
“API có khả năng phát hiện thực thể đến 50% trong lĩnh vực du lịch (vì phần lớn các địa điểm được yêu thích đều hiện diện trong các nội dung).
Tỷ lệ API có thể phát hiện các thực thể nằm ở mức trung bình cho tất cả các lĩnh vực là 20,8% – chỉ có Bất động sản đạt ngưỡng 25%”.
Bây giờ, chúng ta sẽ “đào sâu” vào trọng tâm vấn đề: Lập chỉ mục các thực thể ở cấp độ Page, sau đó ở cấp độ Site.
Audit các Entity được lập chỉ mục trên một trang
Để biết những Entity nào đã được Google phát hiện trên một trang và những thực thể nào bị bỏ qua, Leading Digital sẽ sử dụng công cụ InLinks để phân tích và so sánh kết quả API Google với API của InLinks trả về.
Ví dụ cụ thể: Leading Digital phân tích nội dung trang chủ của một phần mềm SEO nổi tiếng.
Thoạt nhìn, 4 Entity được Google phát hiện khá khả quan. Tuy nhiên, một số thực thể quan trọng đã không được phát hiện, bao gồm:
- Software (Phần mềm)
- Content Marketing (Tiếp thị Nội dung)
- Inbound marketing
- Nghiên cứu từ khóa (được hiển thị thêm trong danh sách kết quả)
Những Entity này rất quan trọng vì chúng có thể làm nổi bật mô tả đặc điểm của các sản phẩm được cung cấp trên trang web.
Kết luận: Việc lập chỉ mục các thực thể trên trang này là không đủ và cần được củng cố.
Như Leading Digital đã giải thích ở trên, Google cũng sử dụng các yếu tố Offpage để lập chỉ mục các thực thể. Do đó, điều quan trọng là bạn cần biết các thực thể bị thiếu này có được phát hiện trên website hay không.
Kiểm tra các Entity được lập chỉ mục ở cấp Site
Bằng cách lặp lại thao tác tương tự như thực hiện trên tất cả trang chính của website (những trang tạo ra nhiều traffic nhất hoặc các trang quan trọng trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng).
Việc tổng hợp kết quả giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các Entity được lập chỉ mục và không được lập chỉ mục ở cấp độ Site.
Đây là kết quả phân tích được thực hiện trên 130 trang đầu tiên tạo ra lưu lượng truy cập của cùng một Site. Các thực thể được Google phát hiện có văn bản màu xanh lục.
Bằng cách phân tích kết quả, chúng ta có thể thấy rằng các thực thể Tiếp thị Nội dung và Software không được phát hiện ở cấp Site. Do đó cần phải cải thiện việc lập chỉ mục của hai thực thể này.
Mặt khác, một số Entity quan trọng cũng không được phát hiện. Điều này thường xảy ra với các thực thể Phân tích đối thủ cạnh tranh hoặc SEO Local.
Thêm một lần nữa, việc thiếu sót này đòi hỏi phải thực hiện các hành động khắc phục nhanh chóng.
Làm cách nào để cải thiện cách Google phát hiện Entity?
Để cải thiện khả năng phát hiện các Entity của Google, Leading Digital khuyến khích bạn nên xem xét thật kỹ 3 yếu tố:
- Nội dung bài viết: Bố cục, câu từ, ngữ nghĩa, chính tả…
- Sử dụng ngôn ngữ Markup để đánh dấu các Entity (schema.org).
- Các yếu tố Offpage (có thể những Entity được lập chỉ mục trên các trang khác của website)
- Điều đầu tiên cần làm là viết nội dung dành cho người đọc, chứ không phải cho các công cụ tìm kiếm!
- Tuy nhiên, cũng thật thú vị nếu biết được phong cách nào sẽ khiến Google hiểu dễ dàng.
Leading Digital sẽ liệt kê vài mẹo hay giúp thúc đẩy Google phát hiện các Entity trên website của bạn nhanh hơn.
Nên biết như thế nào để Google hiểu?
Nhấn mạnh Entity chính của trang
Leading Digital sẽ lấy một ví dụ minh chứng: “When I bake bread, I knead the dough”.
=> Google sẽ không phát hiện bất kỳ Entity nào cho câu này (không có liên kết Wikipedia nào được liên kết với các từ khóa).
Nếu bây giờ chúng ta viết hoa hai Entity chính: “When I bake Bread, I knead the Dough”.
=> Trong trường hợp này, Google sẽ dễ dàng xác định 2 thực thể Bread and Dough (sự hiện diện của liên kết Wikipedia được liên kết với mỗi từ)
Vấn đề chính: Chỉ sử dụng các từ viết hoa là KHÔNG ĐỦ!
API của Google sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc sử dụng chữ hoa. Tuy nhiên, viết hoa các chủ đề quan trọng là không đủ để đảm bảo các thực thể được phát hiện chính xác.
=> Đối với câu: “Knead the Dough before baking Bread”, Google cũng sẽ không phát hiện ra bất kỳ thực thể nào.
Vậy, điều gì sẽ xảy ra khi viết hoa mỗi từ?
“When I Bake Bread, I Knead The Dough”
=> Kết quả là còn tệ hơn: Google không thể phân biệt giữa các từ quan trọng trong văn bản và các từ phụ, và không còn Entity nào được phát hiện.
- Ghi nhớ: Viết hoa các Entity chính nếu có thể (mặc dù điều đó có thể không đủ). Không sử dụng chữ in hoa trong các từ phụ (đặc biệt là cho tiêu đề).
Để tối đa hóa tiềm năng phát hiện các thực thể chính của Google, cũng cần phát triển bối cảnh xung quanh chúng.
Phát triển bối cảnh xung quanh các thực thể chính
Leading Digital sẽ lấy một ví dụ khác bằng tiếng Pháp thuộc lĩnh vực đồ trang sức như hình bên dưới:
Sau khi phân tích văn bản này bằng API của Google – đã có 7 Entity được xác định (Leading Digital sẽ dịch sang tiếng Việt): Vòng cổ, Mặt dây chuyền, Bạc, Curb, Palladium, Titan và Vonfram.
Ở đây, bạn có thể thấy được lợi ích của của ngữ cảnh cuối giúp Google phát hiện chính xác thực thể Money đã bỏ qua ở trên.
=> Nhưng, nếu chỉ gửi một văn bản đã xóa 1 trong các phần ở trên thì API chỉ xác định một Entity duy nhất: Gourmette .
Bài học được rút ra từ ví dụ này:
Cung cấp ngữ cảnh rất quan trọng đối với Google. Trong ví dụ trên, 4 loại ngữ cảnh được cung cấp:
- Sản phẩm liên quan.
- Vật liệu của sản phẩm.
- Người nhận sản phẩm (nam, nữ…).
- Nhãn hiệu của sản phẩm.
Nếu chỉ thiếu một trong các yếu tố ngữ cảnh này, khả năng phát hiện các thực thể trong văn bản của Google sẽ giảm đáng kể.
=> Cuối cùng, việc cung cấp ngữ cảnh giúp Google phát hiện Entity cho các từ số nhiều.
- Ghi nhớ: Thêm các thực thể theo ngữ cảnh, được liên kết với thực thể chính.
Phân biệt các thực thể quan trọng của văn bản
Tiếp tục với một ví dụ khác bằng tiếng Anh: Đây là một website cung cấp các dịch vụ SEO cho các nha sĩ tại Mỹ.
Đây là kết quả của phân tích Entity cho trang này:
- Những thực thể mà công cụ InLinks phát hiện – có màu xanh lam.
- Những Entity được Google phát hiện – có màu nâu.
Mặc dù văn bản dài gần 1.500 từ và chứa hầu hết các chủ đề SEO chính: keyword research, online marketing, local SEO, social media… Nhưng, Google đã không phát hiện thấy thực thể SEO hay Dentistry (dành cho nha sĩ).
Tại sao lại xuất hiện kết quả này, trong khi tác giả đã chăm chút vào ngữ cảnh xung quanh các hoạt động liên quan đến SEO?
=> Lý do rất đơn giản: Trang đề cập đến hai chủ đề riêng biệt, SEO và Dentistry. Đối với Google, hai chủ đề này không liên quan gì đến nhau khiến thuật toán NLP “lạc lối” và không hiểu được ý nghĩa văn bản!
Thử nghiệm khác: Leading Digital sẽ loại bỏ tất cả từ khóa dental, điều gì sẽ xảy ra?
=> Google nhanh chóng phát hiện thực thể SEO. Điều này có nghĩa từ dental đã ngăn Google hiểu đầy đủ ý nghĩa của trang.
Trong trường hợp không thể xóa một từ quan trọng như vậy. Cần làm gì?
=> Giải pháp: Phân biệt rõ ràng các thực thể quan trọng của văn bản.
Ví dụ: Chỉ cần thêm câu vào cuối văn bản: SEO means Search Engine Optimization => Google sẽ phát hiện chính xác Entity tương ứng. Tuy nhiên, thủ thuật này không mang lại hiệu quả đối với tất cả các loại thực thể (đặc biệt là Dentists).
- Ghi nhớ: Nội dung đề cập đến một số chủ đề khác nhau trong cùng một trang sẽ khiến Google khó hiểu hơn là những nội dung tập trung vào một chủ đề duy nhất.
Sử dụng Schema.org để khai báo các thực thể chính của một trang
Nếu chỉ dựa vào chất lượng bài viết cũng không đủ để Google có thể phát hiện các Entity trong nội dung một cách chính xác.
Trong trường hợp thiếu ngữ cảnh, có nhiều chủ đề được đề cập trên trang hoặc thậm chí không có một số từ nhất định => ảnh hưởng đáng kể đến khả năng phát hiện của Google.
=> Thật may mắn khi có một giải pháp tuyệt vời để khai báo chi tiết các thực thể quan trọng của nội dung web: Schema.org.
Schema sử dụng 2 tag cụ thể:
- Tag About: Cho phép bạn khai báo các Entity chính của nội dung (thường được tìm thấy trong tiêu đề trang).
- Tag Mentions: Cho phép bạn khai báo các Entity phụ – xuất hiện trong đoạn đầu tiên hoặc các phần còn lại của trang web.
=> Trong mỗi Tag có thể chỉ định đối với mỗi từ quan trọng và thực thể liên quan bằng các liên kết Wikipedia tương ứng.
Thông qua đó, Google sẽ biết chính xác đâu là Entity quan trọng của trang để lập chỉ mục và phân loại tốt hơn.
- Ghi nhớ: Để bảo mật việc Google lập chỉ mục các Entity – hãy sử dụng Schema.org với Tag About và Mention trên các trang quan trọng nhất của website.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu được mọi kiến thức hữu ích xoay quanh Entity là gì và có cái nhìn rõ hơn về tầm quan trọng mà Entity mang lại cho hiệu quả làm SEO.
Nếu bạn thích bài viết này, thì bạn sẽ thích các gói dịch vụ SEO chuyên nghiệp của chúng tôi. Bứt phá traffic của bạn và nhận hỗ trợ 24/7 từ đội ngũ SEO nhiều kinh nghiệm của chúng tôi. Các chiến lược Digital Marketing của chúng tôi luôn tập trung vào việc tối ưu hóa dựa trên dữ liệu và hiệu suất. Hãy để chúng tôi cho bạn thấy sự khác biệt khi làm việc với Leading Digital! Liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi.